vietnamvfx-animation.vn là hub truyền thông chính thức của ngành công nghiệp VFX & Animation tại Việt Nam. Chúng tôi liên tục cập nhật những thông tin mới nhất, nóng hổi nhất và bổ ích về ngành VFX-Animation.

<We_can_help/>

What are you looking for?

>Tin tức chuyên môn >3 bước xây dựng ý tưởng cho một dự án hoạt hình 3D
3-buoc-xay-dung-y-tuong-cho-mot-du-an-hoat-hinh-3d

3 bước xây dựng ý tưởng cho một dự án hoạt hình 3D

Xây dựng ý tưởng (Idea) là nhiệm vụ đầu tiên của giai đoạn tiền kỳ (pre-production) trong một dự án Hoạt hình 3D và cũng là điểm khởi nguồn cho toàn bộ quy trình sản xuất. Vậy thì một ý tưởng từ lúc còn nằm trong ý nghĩ cho đến khi được trình bày dưới dạng một bản kế hoạch hoàn chỉnh sẽ trải qua những giai đoạn nào? Bài viết dưới đây sẽ tiết lộ 3 bước để hình thành một ý tưởng cho một dự án hoạt hình 3D theo tiêu chuẩn studio. 

Ý tưởng cho một dự án Hoạt hình 3D bắt nguồn từ đâu? 

Lên ý tưởng (Idea) là nhiệm vụ đầu tiên của giai đoạn tiền kỳ (pre-production). Tức giai đoạn nghiên cứu về ý tưởng, kịch bản và lập kế hoạch cơ bản cho toàn bộ dự án.  Nhìn vào pipeline quy trình vận hành của một team sản xuất hoạt hình 3D, chúng ta sẽ thấy “ý tưởng” là điểm khởi đầu cho toàn bộ quy trình.

1-3-buoc-xay-dung-y-tuong-cho-mot-du-an-hoat-hinh-3d

Hoạt hình 3D là sự kết hợp của một chuỗi hình ảnh chuyển động liên tiếp, bao gồm các tuyến nhân vật, bối cảnh, vị trí camera, màu sắc, ánh sáng, nhịp độ,… Do đó, đội ngũ chỉ đạo thực hiện các ý tưởng sản xuất một sản phẩm video hoạt hình 3D bất kỳ không thường đưa ra những ý tưởng bất chợt và thực hiện ngay. Thay vào đó, họ sẽ sắp xếp thông qua hàng loạt ý tưởng có khả năng kết hợp thành một tổng thể mạch lạc để tạo nên một câu chuyện hấp dẫn và có khả năng được khán giả đón nhận nhiều nhất. 

Ý tưởng cốt lõi của sản phẩm hoạt hình 3D có thể bắt nguồn từ hầu như mọi nơi và mọi thứ: một từ, một câu, một cuốn sách, màu sắc, mùi hương, âm thanh, cuộc trò chuyện, sự kiện trong đời thực, giai thoại hoặc triết lý. Nhưng xuất phát điểm của ý tưởng không quan trọng bằng tính logic, hợp lý của mạch câu chuyện muốn kể và khả năng thực thi của ý tưởng đó khi mang vào giai đoạn sản xuất. Bởi vì, mục tiêu cuối cùng của giai đoạn lên ý tưởng chính là tạo ra một kế hoạch hoàn chỉnh bao gồm những chi tiết hữu ích đủ để đưa dự án lên cấp độ tiếp theo – Tạo câu chuyện (story). 

3 bước xây dựng ý tưởng cho một dự án hoạt hình 3D 

Để đưa ra ý tưởng sáng tạo, các xưởng phim hoạt hình 3D áp dụng các quy trình khác nhau dựa trên những cân nhắc riêng của họ như: tổ chức, cơ chế, đối tượng, loại sản phẩm, v.v.. 

Thông thường, quá trình lên ý tưởng cho một dự án hoạt hình 3D tiêu chuẩn sẽ bao gồm 3 bước chính, gồm: Hình thành ý tưởng, phát triển ý tưởng và cuối cùng là kiểm chứng ý tưởng.

1. Hình thành ý tưởng (Idea Generation)

2-3-buoc-xay-dung-y-tuong-cho-mot-du-an-hoat-hinh-3d

Ở bước khởi đầu này, hàng trăm ý tưởng khác nhau sẽ được đưa ra để bác bỏ, chọn lọc, bóc tách, sửa đổi. Mục đích cuối cùng là để có thể chọn ra một ý tưởng tốt nhất từ những ý tưởng được gợi mở ban đầu. Quá trình làm việc này sẽ cho ra được kết quả về mục tiêu, đối tượng hướng đến (audience), chủ đề và thông điệp chính của dự án.

2. Phát triển ý tưởng (Idea Development)

3-3-buoc-xay-dung-y-tuong-cho-mot-du-an-hoat-hinh-3d

Sau khi đã có được những định hướng tổng quan về mục tiêu, cách phát triển một bộ phim hoạt hình sẽ đi theo hướng nào, ở bước tiếp theo sẽ tiến tới giai đoạn xây dựng một cốt truyện thuyết phục bao gồm các lập luận để phản bác lại những ý kiến đối lập. Hay nói cách khác, đây là giai đoạn củng cố ý tưởng ban đầu. Những phần nội dung không thuyết phục hoặc phi logic sẽ bị loại bỏ. 

Mục đích chính của việc phát triển là tìm ra những hạn chế có thể có của ý tưởng và đưa ra những phương án thích hợp để phát huy hết tiềm năng của nó. 

Kết quả của giai đoạn phát triển ý tưởng sẽ “nhào nặn” ra được tổng thể về các tuyến nhân vật chính, cách sắp xếp – dàn dựng (setup), các xung đột (conflict) và phần kết cho câu chuyện.

3. Kiểm chứng ý tưởng (Idea Qualification) 

4-3-buoc-xay-dung-y-tuong-cho-mot-du-an-hoat-hinh-3d

Ở giai đoạn này, những tinh hoa về ý tưởng sẽ được chắt lọc một cách tỉ mỉ nhất và trình bày dưới dạng bảng mô tả chi tiết. Bởi vì đây là phần quan trọng dùng để để “pitching” với các giám đốc điều hành của studio – những người sẽ đưa ra quyết định ý tưởng có được chấp thuận hay không. Nếu các chi tiết lập luận mang tính thuyết phục càng cao thì phần ý tưởng được trình bày sẽ có khả năng được chấp thuận càng lớn. 

Ở bước cuối cùng này, một bản kế hoạch ý tưởng sẽ hoàn thiện các phần về thời lượng, phong cách (style), quy mô của đội ngũ sản xuất, tổng ngân sách của toàn bộ dự án. 

Tạm kết

Trên đây là thông tin khái lược về các bước để xây dựng ý tưởng cho một dự án hoạt hình 3D theo tiêu chuẩn studio. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm những kiến thức thú vị về quy trình sản xuất sản phẩm hoạt hình 3D.

Nguồn tham khảo: dreamfarmstudio