vietnamvfx-animation.vn là hub truyền thông chính thức của ngành công nghiệp VFX & Animation tại Việt Nam. Chúng tôi liên tục cập nhật những thông tin mới nhất, nóng hổi nhất và bổ ích về ngành VFX-Animation.

<We_can_help/>

What are you looking for?

>Tin tức chuyên môn >Storyboard Artist: Lộ trình 3 bước khởi đầu sự nghiệp mơ ước

Storyboard Artist: Lộ trình 3 bước khởi đầu sự nghiệp mơ ước

Đảm nhận vai trò chuyển hóa những ý tưởng trừu tượng thành các hình ảnh trực quan, Storyboard artist giúp đội ngũ sản xuất dễ dàng hình dung sản phẩm cuối cùng sẽ trông như thế nào. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu bộ kỹ năng và hành trình cơ bản để trở thành một Storyboard artist chuyên nghiệp nhé!

Nhiệm vụ của Storyboard artist

Storyboard artist (Họa sĩ kịch bản phân cảnh) đảm nhận việc chuyển thể những kịch bản phác thảo dưới dạng 2D thành bảng vẽ chứa đựng nội dung chính của câu chuyện, tương tự khung hình trong truyện tranh mà chúng ta thường biết đến. Những khung hình này đôi khi được thể hiện dưới dạng hình ảnh tĩnh hoặc kết hợp tạo thành một chuỗi hoạt hình đơn giản, gọi là Animatic. Storyboard (Kịch bản phân cảnh) giữ vai trò tương tự bảng chỉ dẫn trực quan cho việc thực hiện các cảnh quay Live-action và Animation, bao gồm những ghi chú liên quan đến giao diện, thời gian, góc quay hay góc nhìn của câu chuyện.

1-storyboard-artist-lo-trinh-3-buoc-khoi-dau-su-nghiep-mo-uoc

Ảnh: StudioBlinder 

Với cương vị là một Storyboard Artist, bạn thường được yêu cầu đảm nhận các nhiệm vụ như sau:

  • Đọc hiểu, phân chia và giải thích các bản thảo;
  • Hình dung, tưởng tượng những ý tưởng và chuyển thể chúng trở thành các bản vẽ dễ hiểu nhất có thể;
  • Xác định các yêu cầu về mặt ánh sáng, hiệu ứng hình ảnh hoặc các chỉ dẫn sân khấu cần thiết khác;
  • Thực hiện các bản tóm tắt bối cảnh cho Animator hoặc Filmmaker;
  • Xem xét tổng thể bố cục, cắt ghép, chỉnh sửa và dàn dựng cảnh;
  • v.v…

Bộ kỹ năng cần có của một Storyboard Artist

Để trở thành Storyboard Artist, bạn cần trang bị bộ kỹ năng vững chắc về vẽ tay, kể chuyện và làm phim. Trên thực tế, Storyboard artist có thể làm việc ở đa dạng lĩnh vực; khi các hãng phim hoặc công ty sản xuất game cần đến bạn trong vai trò Storyboard Artist thì họ đang tìm kiếm một người với những yếu tố như sau:

2-storyboard-artist-lo-trinh-3-buoc-khoi-dau-su-nghiep-mo-uoc

Ảnh: Concept Art Empire 

  • Kiến thức cơ bản về nhiều phong cách và thể loại vẽ, bao gồm cả vẽ tay và vẽ trên các thiết bị kỹ thuật số;
  • Hiểu biết sâu sắc về 12 nguyên tắc cơ bản của Animation;
  • Có kinh nghiệm hoặc năng khiếu trong việc kể chuyện, đồng thời sở hữu một số kỹ thuật nhất định liên quan đến storytelling;
  • Kỹ năng vững chắc về bố cục, thiết kế và các kỹ năng khác của 2D Animation;
  • Kỹ năng giao tiếp tốt;
  • Am hiểu về góc quay và nguyên tắc quay phim;
  • v.v…

3 bước khởi đầu sự nghiệp Storyboard Artist 

Nếu bạn ấp ủ niềm đam mê dành cho hoạt hình và vẽ thì bạn đang ở bước đầu trên hành trình chinh phục đến sự nghiệp trong lĩnh vực làm Storyboard. Dưới đây là 3 bước cơ bản mà bạn có thể cân nhắc thực hiện để trở thành Storyboard Artist, cũng như gia tăng cơ hội làm việc và trải nghiệm trong lĩnh vực làm phim và sản xuất trò chơi.

Bước 1: Nghiên cứu về Animation 

Tham gia một khóa học bất kỳ về 2D Animation là cách thức tuyệt vời để bạn bắt đầu sự nghiệp Storyboard Artist của chính mình. Tồn tại vô số lý do khiến bạn phải tham gia khóa học 2D Animation ngay lập tức, bao gồm: cải thiện khả năng vẽ của bản thân, bổ sung kiến thức về kỹ thuật làm phim, gia tăng hiểu biết về cách thức di chuyển và bắt chuyển động trong các hình ảnh tĩnh bằng việc ứng dụng 12 nguyên tắc cơ bản của Animation – nguồn kiến thức vô cùng giá trị đối với Storyboard artist. 

3-storyboard-artist-lo-trinh-3-buoc-khoi-dau-su-nghiep-mo-uoc

Ảnh: Pinterest 

Ngoài ra, bạn còn được tiếp cận sản phẩm dưới góc nhìn của người trực tiếp sử dụng các kịch bản phân cảnh do bản thân thực hiện thông qua vai trò Animator. Đây là lúc bạn có thể trau dồi kỹ năng giao tiếp nhằm cho ra đời các kịch bản phân cảnh hoàn thiện nhất, hỗ trợ tối đa đội ngũ nhà làm phim diễn giải và truyền đạt ý tưởng.  

Bước 2: Trau dồi kỹ năng

Sau khi sở hữu kiến thức nền tảng về Animation, bạn cần liên tiếp tục trau dồi cũng như phát triển kỹ năng và kinh nghiệm của bản thân ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Bạn có thể cân nhắc mở rộng sự hiểu biết về 3D Animation hoặc tham gia bất kỳ khóa học Digital Painting nào để hoàn thiện và nâng cao kỹ năng vẽ minh họa hiện có của bản thân. 

Into the Unknown (From “Frozen 2″/Storyboard to Final Frame Version)

Đồng thời, việc xây dựng nền tảng kiến thức về quy trình làm phim, sản xuất trò chơi hay storytelling cũng là yếu tố vô cùng quan trọng. Hãy quan sát cách thức mà những chuyên gia thực hiện và tự hỏi tại sao họ lại làm như thế, liệu bạn có thể làm gì để nâng cao hiệu quả công việc hay không? Thậm chí, bạn hoàn toàn tự do lựa chọn bất kỳ phân đoạn nào trong bộ phim mà bản thân yêu thích, sau đó sáng tạo các kịch bản phân cảnh theo ý tưởng của riêng mình; điều này giúp ích rất nhiều trong quá trình rèn luyện và phát triển kỹ năng của một Storyboard Artist. Bên cạnh đó, bạn nên trò chuyện nhiều hơn với các chuyên gia hay người cố vấn ở lĩnh vực Animation và Storyboard để lắng nghe lời khuyên, sự góp ý từ họ về những gì bạn cần chuẩn bị để vươn đến sự thành công trong lĩnh vực này. 

Bước 3: Chuẩn bị Portfolio 

4-storyboard-artist-lo-trinh-3-buoc-khoi-dau-su-nghiep-mo-uoc

Ảnh: Storyboard Artists

Một Portfolio ấn tượng với các sản phẩm thể hiện kỹ năng, kiến thức về hoạt hình và Storyboard sẽ trở thành công cụ đắc lực, đóng vai trò quan trọng giúp bạn thuận lợi tìm kiếm công việc như ý và cống hiến hết mình cho lĩnh vực mà bản thân đam mê. Nếu có thể, hãy cho nhà tuyển dụng nhìn thấy song song phiên bản Storyboard mà bạn sáng tạo với sản phẩm (đoạn phim, video, v.v…) đã hoàn thành, vì điều này sẽ rất hấp dẫn với họ và trở thành minh chứng rõ nét cho năng lực của bạn. Kiến thức về Animation cho phép Storyboard artist tự thực hiện các showreel của chính mình, dễ dàng biến ý tưởng thành hiện thực.

Tạm kết

Tương tự bất kỳ vị trí nào trong ngành công nghiệp VFX – 3D Animation – Gaming, Storyboard Artist cần trang bị sự hiểu biết về những nguyên tắc cơ bản của Animation, quy trình làm phim và sản xuất game. Đồng thời, không ngừng trau dồi sự sáng tạo, kỹ năng vẽ tay và kỹ thuật storytelling sẽ giúp bạn ngày càng tiến gần hơn với ước mơ trở thành một Storyboard Artist chuyên nghiệp.

Nguồn tham khảo: Lược dịch từ: cgspectrum.com