Những góc nhìn cận cảnh về nguồn nhân lực của ngành Kỹ xảo điện ảnh & Hoạt hình tại Việt Nam
Với tình trạng ngày càng khan hiếm nguồn nhân lực, nhu cầu về chất lượng cho sản phẩm truyền thông giải trí của công chúng ngày càng cao, cơ hội việc làm của ngành VFX & Animation trở nên vô cùng phong phú. Tuy nhiên, nguồn nhân lực cả về chất lượng và số lượng có đáp ứng được tiêu chí của nghề hay không? Làm thế nào để các Studio ngày càng thu hút được nhiều nhân tài? Và làm sao để sống tốt với ngành VFX & Animation trong bối cảnh như hiện nay? Đó là những chủ đề nổi bật được 13 đơn vị Studio cùng Học viện MAAC chia sẻ ngay trong chương trình Roundtable: Vietnam VFX & Animation Industry 2020-2025 diễn ra tại TPHCM vào ngày 03.10.2020.
Chương trình Roundtable: Vietnam VFX & Animation Industry 2020-2025 do Học viện Kỹ xảo Điện ảnh & Hoạt hình MAAC phối hợp cùng Bad Clay Studio tổ chức đã đánh dấu bước quan trọng trong việc gắn kết các đơn vị Studio với nhau và với các bạn trẻ đam mê lĩnh vực Kỹ xảo điện ảnh, Hoạt hình. Đây cũng là bước khởi đầu tạo dựng một cộng đồng VFX & Animation vững mạnh hơn, mở ra những tín hiệu đáng mừng về cơ hội việc làm đa dạng của ngành. Sự kiện có sự tham gia của dàn lãnh đạo, quản lý, VFX Artists, Animation Artists từ 13 đơn vị Studio lớn: Bad Clay, BlueR, Colory Animation, CYCLO VFX, HETA, LuciDigital, Planion Animation, Rainstorm Film, SPARTA Visual Effects, SPARX*, SPICE FX, VEGA Animation, Vinamation. Sự kiện thu hút hơn 200 bạn trẻ đến từ TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, nhiều tỉnh lân cận khác.
HOW TO MAKE THE COMMUNITY STRONGER? – Làm thế nào để tạo một cộng đồng vững mạnh?
Khi bàn luận về thị trường ngành Kỹ xảo điện ảnh, Hoạt hình trên thế giới, anh Thierry Nguyễn (Founder/Art Director của Bad Clay Studio) đã mang đến những góc nhìn đa chiều, khách quan về ngành.
Bản đồ các Studio VFX trên thế giới
Khởi nguồn các sản phẩm ứng dụng Kỹ xảo điện ảnh hay Hoạt hình 3D được sản xuất ở Mỹ, các nước khu vực châu u. Khoảng 5-10 năm trở lại đây, ngành công nghiệp VFX & Animation trở nên sôi động và phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Chỉ riêng thị trường VFX trên toàn cầu vào năm 2018 đã đạt được thị phần có giá trị khổng lồ lên đến 11.333 triệu USD, dự kiến sẽ tăng 23.854 triệu USD vào năm 2025 (*).
* Nguồn: Zion Market Research
Nhờ sự tăng trưởng này mà việc tìm kiếm nguồn nhân lực chất lượng cao để phục vụ cho nhu cầu Truyền thông & Giải trí đã giúp các Artist trên toàn thế giới có cơ hội phát triển, mở rộng thị trường đầy tiềm năng này. Bài toán outsourcing thực hiện VFX, Animation tại nhiều khu vực khác nhau trên thế giới như Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Philippine, Việt Nam,… để gia tăng số lượng và chất lượng đã thúc đẩy nền kinh tế, tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho nhân sự tại các khu vực đó. Mặt khác, nhu cầu sản xuất các sản phẩm giải trí chất lượng cao trong nước cũng tạo nên sự cạnh tranh gay gắt hơn giữa các dự án để có được nguồn lực nhân sự tốt nhất cho mình.
Là người có nhiều năm kinh nghiệm làm việc ở Hollywood và Việt Nam, anh Thierry Nguyễn chia sẻ: “Một thực tế rằng, muốn phát triển mạnh mẽ, cần nhất mối liên kết giữa các đơn vị Studio để có thể chia sẻ nguồn nhân lực, chia sẻ kinh nghiệm cùng nhau. Tuy nhiên, Việt Nam chưa có sự kiện nào để các Studio biết đến nhau hay cùng hợp tác trong các dự án. Các bạn trẻ cũng hiếm có cơ hội để trực tiếp gặp gỡ người trong ngành. Đó là lý do mà Bad Clay cùng Học viện MAAC thực hiện chương trình này”.
HOW TO DO BOLD? – Làm thế nào để sống tốt với ngành VFX & Animation trong bối cảnh hiện nay?
Góp mặt trong chương trình có sự xuất hiện của anh Samuel Stevenin – Tổng Giám Đốc SPARX* đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh video game, điện ảnh. Anh đảm nhận nhiều vai trò khác nhau từ Assets đến Lighting Supervisor và có vốn hiểu biết sâu rộng về quy trình sản xuất, kỹ thuật. Với tư cách là người lãnh đạo Studio, sự kết hợp độc đáo của kiến thức cùng tầm nhìn xa của anh đã giúp SPARX* đạt được các mục tiêu lớn trong suốt nhiều năm, tạo nhiều dấu ấn trong các sản phẩm bom tấn của thế giới.
Bằng bề dày kinh nghiệm của mình, anh Samuel chia sẻ bí quyết độc quyền giúp cho các bạn trẻ đam mê lĩnh vực VFX, Animation thấu hiểu việc bắt đầu theo đuổi nghề cần chuẩn bị hành trang gì và làm thế nào để có thể đạt được chuẩn chất lượng đầu vào của những công ty lớn như Riot Games, LucasFilm, Ubisoft, Gameloft,… .
Bí quyết 1: Provide the best experience – Mang đến những trải nghiệm khách hàng tốt nhất
Đối với bất kỳ bạn trẻ nào khi vừa gia nhập vào ngành cần nhất là sự trải nghiệm. Anh Samuel cho biết: “Các bạn trẻ khi đi học rất giỏi lý thuyết. Tuy nhiên, 99% ứng viên mà Samuel từng phỏng vấn lại chưa có sự trải nghiệm thực tế từ đời sống thật”.
Một bộ phim mang đến sự trải nghiệm tuyến tính bằng câu chuyện muốn kể, một trò chơi mang đến sự trải nghiệm tương tác được bằng cách chơi game. Nhiệm vụ của những Artist là làm sao để truyền tải được cảm xúc, thông điệp đến người xem và mang cho họ cảm giác như thật.
Bí quyết 2: Share the same culture – Thấu hiểu và chia sẻ nền văn hóa với khách hàng
Từ kinh nghiệm làm việc với các đối tác nước ngoài, Sam nhận thấy khách hàng thường sử dụng văn hóa để tạo ra một dự án mới. Văn hóa ở đây là những phim từ rất xa xưa mà khách hàng từng xem hay những chuyện họ từng trải qua. Khi bạn tham gia thực hiện những dự án này, bạn cần phải hiểu văn hóa, hiểu về mỹ thuật nói chung.
Hãy bắt đầu từ những điều mình thích, mình tò mò. Sự tò mò sẽ đánh thức bạn tìm hiểu và bắt đầu thực hiện nó. Một ví dụ thực tế từ Sam: “Ngày nhỏ tôi rất thích hình ảnh của những chàng hiệp sĩ. Khi vẽ những nét đầu tiên tôi nhận ra để làm tốt hơn cần học giải phẫu Anatomy. Hay khi bắt tay vào vẽ áo giáp, tôi nghiên cứu thêm về cách người ta tạo ra áo giáp như thế nào để làm trông thật nhất. Càng đào sâu tìm hiểu, vốn kiến thức về văn hóa, lịch sử của bạn cũng sẽ tăng lên. Vì thế, hãy cứ tò mò”.
Bí quyết 3: Be a specialist – Trở thành chuyên gia trong một lĩnh vực
Có một số suy nghĩ sai lầm mà người mới bắt đầu thường gặp phải, đó là nghĩ mình phải thật giỏi về công cụ, làm được các model là đủ. Khách hàng không phải là những chuyên gia về chuyên môn mà họ là những chuyên gia đến từ đời thực. Vì thế, bạn muốn khách hàng của mình và cả đại chúng cuốn hút vào sản phẩm bạn tạo ra, hãy cho họ những trải nghiệm chân thật.
Muốn trở thành một chuyên gia, không dừng lại ở việc bạn thành thạo bao nhiêu phần mềm mà còn nhờ phần lớn vào khả năng quan sát, nhạy cảm với những thực tế và đưa được trải nghiệm sâu sắc của đời thực vào thế giới ảo. Anh Samuel đưa ra ví dụ về việc trở thành Chuyên gia làm vũ khí trong Games, anh đã được tiếp xúc với Sĩ quan lục quân ngoài đời thật, đã từng sử dụng rất nhiều loại súng.
Bí quyết 4: Strive for performance – Luôn tham vọng trở thành người giỏi nhất
Performance trong ngành VFX có nghĩa là Speed (tốc độ). Để có được tốc độ tốt, những người chinh chiến trong dự án phải luôn sáng tạo, có thật nhiều ý tưởng và tìm ra hướng đi cho dự án. Một thực trạng hiện tại mà nhiều Studio gặp phải đó là các Studio không chỉ nhận outsource (thuê các công ty bên ngoài để thực hiện một phần của dự án) mà còn tham gia vào giai đoạn sáng tạo ý tưởng. Bên cạnh đó, các Studio sẽ dự trù nhiều phương án khác nhau để khách hàng lựa chọn.
Ý nghĩa thứ hai của Performance là tốc độ của game (tốc độ được tính theo khung hình/s). Điều này được hiểu đơn giản là khi bạn đưa hình ảnh vào Unreal Engine mà vẫn giữ được tốc độ cần thiết của người trải nghiệm game.
Bí quyết 5: Speak the same language – Sử dụng chung ngôn ngữ
Chắc chắn rằng khách hàng của các bạn không chỉ ở Việt Nam mà có thể ở các nước phương Tây. Ngôn ngữ chung các bạn cần sử dụng để giao tiếp, làm việc hoàn toàn bằng tiếng Anh. Ngoài ra, những tài liệu để học tập, nghiên cứu cũng đa phần sử dụng tiếng Anh. Ngay từ bây giờ, các bạn hãy trau dồi vốn ngôn ngữ của mình để có thể tiến xa hơn trên con đường phía trước.
Anh Samuel cũng hy vọng rằng thông qua 5 bí quyết đó, các bạn trẻ sẽ tự tin hơn và biết mình nên làm gì để đầu tư cho bản thân.
DOING BOLD – Đào tạo nguồn nhân sự chất lượng cao
Thấu hiểu nhu cầu tuyển dụng nhân sự chất lượng cao, anh Vũ Anh Đức (Giám đốc Nghiên cứu và Phát triển chương trình đào tạo của tập đoàn Aprotrain) và anh Đinh Trí Dũng (Giám đốc Học viện MAAC) đã có chuyến công tác tại Ấn Độ vào cuối năm 2018 để tìm hiểu, đưa MAAC India về Việt Nam. Ấn Độ được xem là công xưởng thế giới của ngành VFX, Animation khi có một lượng lớn đơn đặt hàng từ Hollywood hằng năm. Những tác phẩm bom tấn Marvel, Avengers, End Game, Life of Pi,… đều có sự tham gia của nhiều Studio lớn nhỏ khác nhau tại Ấn Độ, trong đó có rất nhiều cựu học viên MAAC góp mặt.
“Một trong những phương pháp đào tạo nổi tiếng của Ấn Độ là sao chép như bản chính một số phân đoạn VFX & Animation trong các phim điện ảnh nổi tiếng của Hollywood. Sau khi thực hiện thuần thục, người học có thể tự sáng tạo và phát triển từ nền tảng đó. Với các sản phẩm này, chỉ những người làm nghề dày dặn kinh nghiệm mới có thể nhận ra đâu là bản remake, đâu là bản original”. – Anh Đức chia sẻ.
Chương trình đào tạo của MAAC được thiết kế khoa học, cập nhật kiến thức chuyên môn liên tục và áp dụng công nghệ AR/VR trong quá trình giảng dạy. Bằng cách sắp xếp khoa học, hệ thống kiến thức đi từ cơ bản đến nâng cao, người học sẽ dễ dàng nắm bắt kiến thức. Với mục tiêu đưa MAAC trở thành nơi cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo dựng môi trường đào tạo bài bản, chuyên sâu, anh Vũ Anh Đức đã cùng các chuyên gia MAAC Ấn Độ xây dựng chương trình đào tạo của MAAC Việt Nam với ba khóa học chính: 3D Animation (Hoạt hình 3D), VFX (Kỹ xảo điện ảnh), Broadcast Design (Thiết kế truyền hình).
Khóa AD3DA (Advanced Diploma in 3D Animation)
Khóa học ADVFX (Advanced Diploma in Visual Effects)
Khóa học ADBD (Advanced Diploma in Broadcast Design)
Chương trình đào tạo được thiết kế công phu với bộ giáo trình chi tiết, tỉ mỉ cho từng buổi học; cấu trúc chương trình mượt mà theo lộ trình nâng cao dần kiến thức, kỹ năng thực hành. Bằng phương pháp đào tạo mang đậm hơi thở thực tế đã giúp cho người học và các giảng viên là các chuyên gia trong ngành vốn không có nhiều thời gian đều dễ dàng tiếp cận. Giảng viên tham gia giảng dạy đã có sẵn một chương trình đào tạo cùng chất liệu giảng dạy phong phú để truyền đạt những kinh nghiệm nghề nghiệp tinh túy nhất đến học viên.
Vì những lý do trên, MAAC đã rất thành công trong việc xây dựng, phát triển và củng cố chương trình đào tạo những kỹ năng nghề cao cấp của ngành học “trendy” nhất, giúp các bạn trẻ chỉ cần đam mê phim ảnh, hoạt hình, kỹ xảo hay games vẫn có thể học được. Tuy nhiên, chương trình đào tạo cũng rất hữu ích cho những người làm nghề được một thời gian, trong túi là những kiến thức tự học, thu lượm được từ nhiều nguồn khác nhau như từ các cá nhân, đồng nghiệp, tutorial trên Youtube,… . Đến với MAAC, các bạn sẽ được hệ thống hoá lại kiến thức, cấu trúc một cách chặt chẽ, bổ sung những mảng kiến thức còn thiếu trong việc xây dựng hành trang nghề nghiệp bài bản, chuyên sâu để có thể đi theo nghề một cách lâu dài, bền vững.
Học bao nhiêu cho đủ, hệ thống kiến thức và kỹ năng cần có những gì để đáp ứng tiêu chuẩn đầu vào của các Studio hàng đầu trên thế giới? Khả năng nâng cấp của người học sau khi đi làm sẽ ra sao? Đó là những câu hỏi mà đội ngũ R&D và biên soạn chương trình của MAAC Global cần trả lời.
Hệ thống đào tạo tiêu chuẩn quốc tế ấy đã được MAAC đưa đến Việt Nam với hy vọng góp phần bổ sung số lượng lớn các VFX & Animation Artist, đồng thời nâng chuẩn chất lượng nhân sự của ngành công nghiệp non trẻ nhưng cực kỳ tiềm năng này.
DREAMING BIG TOGETHER – Giao lưu cùng các Studio
Một trong những phần đáng mong đợi nhất của các bạn tham gia chương trình là khoảnh khắc các Studio được xướng tên và trực tiếp chia sẻ những câu chuyện thật nhất của người trong ngành. Các câu chuyện dần hé lộ qua những câu hỏi từ phía chương trình, từ các bạn tham dự dành riêng cho 13 Studio và đơn vị đào tạo MAAC Việt Nam.
1. Trong chương trình, từ khóa được các Studio dùng nhiều nhất là “well organized” (công tác tổ chức tốt), các yếu tố tác động như nhân sự, quy trình,… . Vậy những vấn đề chính mà hầu hết các Studio đang gặp phải là gì?
Anh Thierry Nguyễn – Founder & Creative Director Bad Clay Studio:
Ngành VFX, Animation cũng khá mới ở Việt Nam nên mọi người chưa đủ nhiều kinh nghiệm trong công tác tổ chức. Thứ nhất, một người phải đảm nhiệm nhiều vị trí khác nhau và làm khối lượng công việc cùng một lúc khá nhiều. Điều này khiến các bạn khó tập trung vào đúng chuyên môn mình giỏi nhất. Thứ hai, muốn tìm người Management (Quản lý) hay Producer (Sản xuất), mình vẫn phải training lại cho họ. Một phần ở Việt Nam chưa có trường đào tạo chuyên sâu về mảng này, một phần chúng ta thiếu nguồn nhân lực từ nước ngoài sang Việt Nam trực tiếp đào tạo cho nhân viên. Bản thân Bad Clay đã phải thuê một vài vị trí là các chuyên gia nước ngoài. Đó là lý do mình muốn các Studio cùng chia sẻ những nhu cầu thực tại để tìm ra hướng giải quyết.
Anh Samuel Stevenin – Tổng Giám đốc SPARX*:
Tôi muốn đề cập đến một số sự thay đổi về vai trò của các studio trong Production Pipeline (Giai đoạn Sản xuất). Riêng về mảng game AAA, phim điện ảnh chất lượng cao, khách hàng (Client) mong muốn SPARX* tham gia vào những công đoạn sáng tạo nội dung ngay từ ban đầu. Các yêu cầu đối với Studio không đơn giản như trước, có sẵn kịch bản và Studio làm theo.
Điều quan trọng mà các Studio nên có là khả năng đưa ra ý tưởng để đóng góp cho khách hàng cũng như khả năng thích nghi xuyên suốt quá trình thực hiện dự án. Bởi vì khi làm việc ở thế chủ động mình sẽ không phải làm việc để “trả bài” mà liên tục thay đổi. Việc tham gia ngay từ đầu sẽ giúp các Studio dễ dàng thích nghi với những thay đổi trong tiến trình dự án. Để có thể xây dựng sự nghiệp cá nhân trong ngành VFX / Animation, ngay từ bây giờ các bạn nên xây dựng nền tảng vững chắc cho mình.
Anh Nguyễn Anh Việt – Founder / VFX Supervisor CYCLO VFX:
Là người con gốc Việt nhưng sinh sống và làm việc ở Đức, tôi luôn trăn trở và có ước mơ mang VFX về với người Việt Nam để khẳng định người Việt không thua kém các quốc gia khác trên thế giới. Tôi cũng đã mất rất nhiều thời gian, công sức để cho mọi người thấy được khả năng của mình cũng như tìm kiếm đồng đội.
Trước đây chúng tôi chỉ làm mảng quảng cáo. Khi nhận được lời mời tham dự phim Thiên mệnh anh hùng, tôi nhận thấy dự án có hơi quá sức với 3 nhân sự của CYCLO, nhưng đó cũng là thử thách để team phát triển đi đường dài. Đạo diễn Victor Vũ khá hài lòng với sản phẩm do team thực hiện. Từ đó, niềm đam mê kỹ xảo của tôi và cộng sự ngày càng mãnh liệt hơn khi đón nhận được sự hưởng ứng của đông đảo khán giả.
Sau này, chúng tôi tập trung hơn cho mảng phim, thực hiện thêm các dự án phim Việt như m mưu giày gót nhọn, Đoạt hồn, Siêu trộm, Ngày nảy ngày nay, Tấm Cám,… . Khi nhận dự án, tôi cũng xem xét có đủ lực để thực hiện được hay không nhưng vẫn muốn nhận để thử thách bản thân. Đặc biệt là sự hỗ trợ đắc lực từ một team vững mạnh phía sau. Tôi luôn muốn truyền nguồn năng lượng tích cực đó đến đồng đội của mình và mỗi năm CYCLO lại có thêm nhân viên để làm tốt hơn. Vừa học hỏi vừa thử thách, rút kinh nghiệm để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Vài năm trở lại đây, chúng tôi đã chuyển hướng làm cho nước ngoài để đảm bảo nguồn doanh thu tăng trưởng ổn định và xây dựng nền móng tài chính vững chắc cho CYCLO. Chúng tôi chuẩn bị quay lại Việt Nam với những hướng đi mới mẻ hơn. Các bạn hãy chờ đón CYCLO.
Anh Nguyễn Quang Huy – Founder & Giám đốc Planion Animation:
Planion được thành lập cuối năm 2016, và bắt đầu từ việc sản xuất series hoạt hình trên Youtube. Nhân vật series hoạt hình được sáng tạo dễ thương, năng động, kể được câu chuyện của chính cuộc đời nó làm mình rất hài lòng, thỏa mãn được niềm đam mê từ nhỏ.
Nguồn nhân sự Planion tuyển vào là những bạn Animator chưa có nhiều kinh nghiệm, thậm chí chưa có kinh nghiệm. Sau khi làm cùng nhau, huấn luyện nội bộ (training) các bạn được mấy tháng, Planion đã tìm ra cá tính riêng cho các nhân sự và tiếp tục phát triển họ trên nền tảng điểm mạnh cá nhân.
Tuy nhiên, để nuôi dưỡng đam mê mình không thể chạy theo series hoạt hình của Việt Nam bởi không có nhiều nhà sản xuất sẵn sàng đầu tư cho Hoạt hình Việt. Ngoài các series hoạt hình làm cho nước ngoài, Planion cũng mở rộng phạm vi hoạt động tới VFX, Motion Graphics để tham gia các dự án thương mại (làm TVC).
Chị Đoàn Thục Anh – Line-Producer Colory Animation:
Với vị trí Line-Producer, mình sẽ làm việc với cả khách hàng và nhân sự trong công ty. Những vấn đề mà Studio thường gặp phải là vấn đề về thời gian. Mọi thứ từ Client đến Agency đều gấp, gấp, gấp,.. mà vẫn phải chất lượng. Tuy có khó khăn, thử thách, mình vẫn cảm thấy cần cố gắng vì khách hàng (client) chính là người đưa Colory có thể đến với khán giả.
Chị Bùi Thị Thanh Hiền – Line-Producer Bad Clay Studio:
Cũng ở vị trí Line-Producer, mình sẽ là người phải rất khéo léo, linh hoạt để giải quyết các vấn đề của khách hàng với nhân sự công ty. Tính cẩn thận, điềm tĩnh là những điều rất cần cho vị trí này.
Anh Hoàng Anh Vũ – Chief Customer Officer LuciDigital:
Ngoài những khó khăn từ phía khách hàng thì vẫn còn khó khăn ở nội bộ. Trong nội bộ công ty cũng muôn màu muôn vẻ. Nếu nghĩ nhân viên là những người làm việc cho khách hàng bên ngoài thì thực tế nhân viên cũng chính là khách hàng của chủ công ty. Chính vì thế, người chủ cũng cần tạo điều kiện tốt nhất để nhân viên của mình luôn tràn đầy năng lượng trong quá trình làm việc.
Anh Trịnh Thái Sơn – Creative Director SPARTA Visual Effects Studio:
Tính đến thời điểm hiện tại, SPARTA đã ra đời được hơn 5 năm. Sẽ có rất nhiều vấn đề như định hướng, tiền bạc, văn hóa công ty, khách hàng,… mà các Studio đang gặp phải. Riêng ở SPARTA vẫn là vấn đề về cách dòng tiền luân chuyển. Những người gắn bó được với chúng tôi ở thời điểm này là những người không quá quan trọng về tiền bạc. Đa phần mọi người làm vì niềm đam mê dành riêng cho VFX và mong muốn tạo ra những năng lượng tích cực, giàu giá trị với mọi người xung quanh.
Anh Dương Ngô Anh Duy – VFX Artist BlueR:
Cách mà BlueR thu hút nhân sự mới là tạo ra các sản phẩm thật chất lượng, gây được sự chú ý và nuôi dưỡng sự quan tâm của các nhân tài. Chính Hoàng cũng là người được truyền niềm cảm hứng từ các sản phẩm của BlueR thực hiện nên mới tìm đến Studio.
Anh Trần Thanh Tuấn – Giám đốc điều hành, Giám đốc nghệ thuật VEGA Animation:
Mình tập trung vào tư duy và key word. Bởi vì một người Artist bình thường, không có tư duy thì dạy 10 họ chỉ biết 10 chứ không thể biết 100 và khó để phát triển thêm nữa. Chính vì thế, việc tuyển dụng nhân sự cho VEGA cũng không thể tránh khỏi sự khan hiếm.
Anh Đinh Trí Dũng – Giám đốc Học viện MAAC:
“Get your passion paid”. Khi mới bắt đầu với nghề, 2-3 năm đầu các bạn hãy đừng vội nghĩ đến hay ưu tiên các lợi ích về tiền bạc. Các bạn hãy nghĩ đến việc thu nạp thật nhiều kiến thức, kỹ năng chuyên môn, phát huy năng lực bản thân và cùng công ty đó phát triển bằng tất cả niềm đam mê của mình. Chỉ khi thực sự yêu thích bạn mới có thể làm việc đó tốt nhất, toàn vẹn nhất. Và chắc chắn tiền sẽ tìm đến các bạn một cách bền vững.
2. Tốc độ đào thải của ngành rất lớn, làm sao để các Studio bắt kịp được xu hướng?
Anh Samuel Stevenin – Tổng giám đốc SPARX*:
Lĩnh vực Truyền thông & Giải trí thay đổi rất nhanh so với nhiều ngành khác. Chẳng hạn nghề làm giày đã có kỹ thuật từ hàng trăm năm nay không thay đổi nhưng riêng với ngành giải trí thì sự thay đổi theo chu kỳ 6 tháng, thậm chí ngay bây giờ mình đang làm dự án với các công cụ hay quy trình này thì mình vẫn phải cập nhật và cải tiến ngay rồi.
Để thành thục trong ngành này không phải 5 năm thôi đâu, mà đó là quá trình kéo dài rất nhiều năm nên tinh thần tự học phải luôn luôn duy trì và cần nhất sự kiên nhẫn. Dù cho bạn 20 tuổi, 40 tuổi hay 60 tuổi thì quan trọng vẫn là biết giữ cho mình tinh thần học hỏi.
Anh Thierry Nguyễn – Art Director Bad Clay Studio:
Lúc tôi còn làm ở Double Negative, có một bạn đồng nghiệp đã làm rất nhiều năm ở các công ty lớn. Bạn ấy thậm chí không biết cách chép file nhưng lại biết nhờ đến sự giúp đỡ của đồng đội. Sau một thời gian làm việc và tìm hiểu, mình mới biết bạn cực kỳ giỏi Texture. Nếu bạn giỏi một mảng nào đó thì hãy học tập, hãy trải nghiệm thật nhiều để giỏi hơn trong chính mảng đó. Còn nếu bạn muốn giỏi hết tất cả thì thực sự rất khó. Chính vì thế, để bắt kịp xu hướng mà vẫn có kỹ năng chuyên môn tốt, bạn cần có đồng đội. Hãy tin tưởng vào họ để cùng nhau phát triển.
Anh Nguyễn Anh Việt – Founder/VFX Supervisor CYCLO VFX:
Bạn hãy giữ cho mình trong tâm thế lúc nào cũng phải tò mò để học hỏi thêm. Cảm giác giống như mới mười mấy tuổi chưa biết gì hết để học hỏi nhiều nhất.
3. Có một số Studio cho rằng để thu hút khách hàng cần phải có những dự án cá nhân trước. Vậy đối với những người mới vào nghề hoặc mới thành lập công ty cần làm gì để thu hút khách hàng?
Anh Nguyễn Anh Việt – Founder/VFX Supervisor CYCLO VFX:
Cá nhân mình đã thực hiện khá nhiều dự án trước khi mở công ty. Trong trường hợp bạn đã có công ty thì nên có định hướng. Công ty của bạn giống như một cái gương cho người ngoài nhìn vào, không phải chỉ khách hàng mà ngay cả nhân viên và bản thân bạn. Bạn có thể làm công ty, freelancer,… để có nguồn khách hàng. Đặc biệt, cần có ít nhất một người ủng hộ bạn, xác định được bạn muốn . Lời khuyên dành cho các bạn: Hãy bắt tay vào làm. Phải làm mới biết mình thế nào? Khi nhìn lại mình sẽ biết cần làm cái gì để tốt hơn?
Mời các bạn đón xem buổi công chiếu toàn bộ chương trình Roundtable: Vietnam VFX & Animation Industry 2020-2025 vào lúc 20h ngày 12.10.2020 trên trang Fanpage MAAC Vietnam, Vietnam VFX & Animation Industry 2020-2025.
Đông đảo bạn trẻ đặt câu hỏi cho các đại diện Studio
Roundtable là phần đáng mong chờ nhất trong chương trình, nơi những thắc mắc về nhu cầu tuyển dụng và những câu chuyện nhà nghề được giải đáp
Những món quà kỷ niệm gửi tặng đến các đơn vị Studio đã đồng hành cùng chương trình
Say cheese nào các bạn ơi!
Bài viết: Thủy Tiên