vietnamvfx-animation.vn là hub truyền thông chính thức của ngành công nghiệp VFX & Animation tại Việt Nam. Chúng tôi liên tục cập nhật những thông tin mới nhất, nóng hổi nhất và bổ ích về ngành VFX-Animation.

<We_can_help/>

What are you looking for?

>Tin tức chuyên môn >Animation cho Game và phim hoạt hình khác nhau như thế nào?
animation-cho-game-va-phim-hoat-hinh-khac-nhau-nhu-the-nao

Animation cho Game và phim hoạt hình khác nhau như thế nào?

Ranh giới giữa trò chơi điện tử và hoạt hình ngày càng được thu hẹp. Game cũng là hoạt hình mà hoạt hình cũng có mối liên hệ chặt chẽ với lĩnh vực sản xuất Game, mang đến một sự “song kiếm hợp bích” cực đỉnh cho ngành công nghiệp giải trí. Vậy Animation cho Game và phim hoạt hình khác nhau như thế nào? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây. 

Trong một vài năm gần đây, nếu bạn từng thử chơi một con Game và xem các bộ phim hoạt hình, bạn sẽ phát hiện ra rằng hoạt hình (animation) trong Game và phim ảnh đều đang có sự tiến bộ vượt bậc. Đặc biệt, với công nghệ làm Game phát triển vượt trội, nhiều tựa Game đạt đến chất lượng đồ họa sánh ngang với nhiều bộ phim hoạt hình đình đám hay thậm chí còn được so sánh với nhiều bộ phim điện ảnh do người đóng.

Mục đích và cách tiếp cận của mảng Game và phim hoạt hình có sự khác nhau nên hoạt hình phục vụ cho Game và phim hoạt hình vẫn có những sự khác biệt nhất định. 9 điểm khác biệt được liệt kê dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về sự khác biệt giữa hai thể loại hoạt hình này!

1) Chuyển động trong Game có nhiều góc máy hơn phim hoạt hình 

Các trò chơi thường được xây dựng một cốt truyện chung, sự tương tác giữa các nhân vật hoặc giữa nhân vật với môi trường phụ thuộc vào ý muốn của người chơi. Về cơ bản, chuyển động trong Game đều có thể thay đổi tùy thuộc vào cách nhân vật di chuyển hoặc cách điều khiển góc camera của game thủ thông qua lập trình AI. Dễ thấy nhất là ở các thể loại Game bắn súng. Người chơi có thể lựa chọn thay đổi nhiều góc bắn khác nhau để quan sát môi trường hay tìm kiếm địch thủ. 

Trong phim hoạt hình, người xem được đưa vào một loạt các cảnh quay khác nhau theo như mong muốn và ý đồ của nhà làm phim. Mặc dù trong phim vẫn có thể thể hiện nhiều góc quay khác nhau nhưng khán giả hoàn toàn không có quyền tác động để thay đổi bất kỳ điều gì. 

animation-cho-game-va-phim-hoat-hinh-khac-nhau-nhu-the-nao-1

2) Chuyển động trong Game có chu kỳ trong khi phim hoạt hình lại có trình tự

Vì các nhân vật trong trò chơi phụ thuộc vào người chơi nên sẽ có vô số các kịch bản khác nhau. Mỗi tình huống có thể xảy ra đều cần được thực hiện các diễn hoạt phù hợp. Chẳng hạn như khi nhân vật chạy nước rút và sau đó quay về chế độ không hoạt động. Hay khi nhân vật thực hiện hành động rút súng ra bắn rồi sau đó đột ngột bao súng lại. Các hành động có thể lặp đi, lặp lại nhiều lần khác nhau theo chu kỳ tùy thuộc vào thao tác của người dùng. 

Khác với Game, phim hoạt hình được xây dựng theo tính chất tuần tự. Tức là sự việc A sẽ dẫn đến sự việc B hoặc C để tạo nên một câu chuyện có mở đầu, diễn biến, kết thúc và không có chu kỳ như trong Game. 

animation-cho-game-va-phim-hoat-hinh-khac-nhau-nhu-the-nao-2

3) Chuyển động trong Game phụ thuộc vào lập trình và người chơi có thể kiểm soát những gì được nhìn thấy 

Trong Game, các đối tượng trong môi trường được lập trình để phản ứng theo thao tác điều khiển của người dùng. Mặc dù có thể có các chuỗi cố định trong một trò chơi nhưng điều đó sẽ không xảy ra cho đến khi nhân vật đến đúng hiện trường (hay thường gọi là dungeon).
Trong một số trò chơi thuộc thể loại phiêu lưu theo dạng series như Walking Death chẳng hạn, nơi câu chuyện có thể thay đổi tùy thuộc vào chuỗi quyết định của người chơi, kịch bản và chương trình AI cho phép trò chơi thay đổi hướng đi của câu chuyện gốc. 

Còn đối với phim hoạt hình, toàn bộ diễn biến câu chuyện đều được thực hiện sẵn bằng kỹ thuật trên phần mềm 3D chuyên dụng và khán giả chỉ đóng một vai trò duy nhất là người xem. 

animation-cho-game-va-phim-hoat-hinh-khac-nhau-nhu-the-nao-3

4) Phim hoạt hình thường có số lượng Polygon cao hơn so với Game 

Độ chi tiết, cấu tạo chiều sâu của nhân vật được thể hiện thông qua các polygon (lưới đa giác). Số lượng Polygon càng lớn, độ chi tiết của nhân vật càng cao, hiệu ứng trên mô hình 3D càng mượt và giống thật hơn. Tuy nhiên, số lượng polygon càng lớn, thời gian kết xuất càng lâu. Vì vậy, để tăng tốc độ quá trình, các chi tiết cần được giảm về số lượng polygon (low-poly). 

Trong phim hoạt hình, khả năng cải thiện chất lượng hình ảnh là vô tận, còn trong Game, do sự hạn chế về khả năng hoạt động của Game trên thiết bị chơi nên bắt buộc phải thực hiện kỹ thuật low-poly. Vì thế, mức độ chi tiết của nhân vật hay môi trường trong Game thường thấp hơn so với phim Hoạt hình. 

animation-cho-game-va-phim-hoat-hinh-khac-nhau-nhu-the-nao-4

5) Hoạt hình trong Game bị giới hạn bởi khả năng hoạt động của thiết bị trò chơi trong khi phim hoạt hình bị giới hạn bởi kỹ thuật 

Chất lượng của Game thường phụ thuộc nhiều vào khả năng phần cứng của thiết bị trò chơi điện tử. Bởi ưu tiên hàng đầu của Game là khả năng tương tác và độ mượt mà trong quá trình trải nghiệm. Một trò chơi có nền đồ họa quá cao, dung lượng lớn nhưng lại được phát triển dành cho thiết bị di động thì sẽ cực kỳ khó để tích hợp được. Nếu phát triển các trò chơi cho thiết bị di động, chất lượng đồ họa trong Game thường khá thấp, còn đối với các thiết bị cao cấp hơn như Xbox hay PS5, đồ họa của Game sẽ có độ chi tiết rất cao. 

Trong khi đó, giới hạn thường gặp của các bộ phim hoạt hình thường là phần kỹ thuật. Kỹ thuật càng tốt, hình ảnh thể hiện càng chất lượng. 

animation-cho-game-va-phim-hoat-hinh-khac-nhau-nhu-the-nao-5

6) Phim hoạt hình không yêu cầu kiến thức về lập trình nhưng Game thì cần 

Mục đích chính của phim hoạt hình là truyền tải nội dung, thông điệp, hình ảnh và mang đến cảm xúc cho khán giả. Do đó, hầu hết các phần mềm được sử dụng để làm phim hoạt hình đều hướng đến việc tạo ra kết quả mà người xem sẽ thấy được. 

Trong khi đó, mục đích chính của Game lại là sự tương tác giữa người chơi với các nhân vật, môi trường. Người dùng đóng vai trò kích hoạt cho từng hoạt động được thực hiện cũng như tạo ra các kết quả tương tác khác nhau dựa vào trí tưởng tượng của bản thân dựa trên thuộc tính và trình tự logic được lập trình sẵn trong trò chơi. Do đó, để tạo ra được những thuộc tính cho các nhân vật trong Game đòi hỏi người làm Game cần có kiến thức về lập trình. 

animation-cho-game-va-phim-hoat-hinh-khac-nhau-nhu-the-nao-6

7) Lỗi diễn hoạt trong phim hoạt hình thường dễ nhìn thấy hơn so với trong Game 

Vì phim hoạt hình là một chuỗi sự kiện duy nhất và liền mạch nên các cảnh trong phim sẽ được kiểm tra, giám sát một cách vô cùng kỹ lưỡng. Chất lượng phim hoạt hình cũng đòi hỏi những chi tiết phức tạp hơn, thậm chí trung bình một bộ phim dài 90 phút có thể mất đến 3 đến 4 năm làm việc của ít nhất từ 200 đến 600 Artist. Vì vậy, các lỗi diễn hoạt trong phim hoạt hình thường dễ nhìn ra và được để ý hơn. 

Trong khi đó, hoạt hình trong Game thường không có độ chi tiết bằng. Một phần là vì không đủ thời gian, kinh phí để thực hiện chi tiết tất cả các chuỗi chuyển động trong trò chơi. Phần quan trọng hơn là chất lượng đồ họa trong Game phải đủ thấp để có thể chạy được trên các nền tảng phổ thông của người dùng, mà hiện nay phổ biến nhất chính là thiết bị di động. Tất nhiên, trước khi đưa Game ra thị trường sẽ có bộ phận kiểm tra (Tester) đánh giá lại toàn bộ lỗi và tính logic của trò chơi. Tuy nhiên, phần chuyển động của nhân vật trong quá trình người chơi tương tác đôi khi sẽ gặp phải một số lỗi hiển thị nhưng thường không đáng kể và người chơi thường sẽ bỏ qua. 

animation-cho-game-va-phim-hoat-hinh-khac-nhau-nhu-the-nao-7

8) Phim hoạt hình không có công đoạn lập trình, Hoạt hình trong Game thì có. 

Một điểm khác biệt dễ thấy ở phim hoạt hình và hoạt hình trong Game đó chính là phần tương tác giữa các nhân vật hay nhân vật với môi trường, vật thể xung quanh. 

Trong khi phim hoạt hình được thực hiện các chuyển động có sẵn, hoạt hình trong Game đòi hỏi tạo ra sự tương tác hai chiều giữa người chơi và các nhân vật trong trò chơi. Và việc tạo ra được những tương tác logic, phù hợp với các thao tác của người chơi chính là nhiệm vụ của phần lập trình (programming). 

animation-cho-game-va-phim-hoat-hinh-khac-nhau-nhu-the-nao-8

9) Quá trình kết xuất (rendering) của phim hoạt hình thường diễn ra xuyên suốt trong giai đoạn sản xuất trong khi Game kết xuất khung hình theo thời gian thực (real-time) 

Trong phim hoạt hình, quá trình kết xuất thường diễn ra trước khi sản phẩm cuối cùng được phát hành và thường được thực hiện trong một thời gian dài và liên tục trong giai đoạn sản xuất. Với kỹ thuật này, người dùng chỉ có thể xem được kết quả hình ảnh cuối cùng sau khi quá trình render kết thúc. Đặc biệt là đối với các phim có thời lượng dài và đòi hỏi nhiều kỹ thuật phức tạp. 

Trong khi đó, quá trình render cho Game hiển thị trong thời gian thực (real-time). Tức trong quá trình render có thể quan sát được kết quả tương tác trong môi trường đó diễn ra như thế nào. 

Trong ngành công nghiệp game, card màn hình là một vấn đề lớn vì nó quyết định số lượng hình ảnh mà card màn hình có thể tạo ra trong một giây (tốc độ khung hình), có nghĩa là chất lượng đồ họa càng cao thì chất lượng của card màn hình càng cao để có thể hiển thị các khung hình theo thời gian thực phù hợp với cách thiết kế đồ họa của trò chơi.

animation-cho-game-va-phim-hoat-hinh-khac-nhau-nhu-the-nao-9

Lời kết

Như vậy, bài viết trên đã tổng hợp và chia sẻ đến bạn 9 điểm khác biệt giữa làm hoạt hình cho Game và phim, hy vọng các thông tin trên đã đem lại cho bạn nhiều kiến thức bổ ích.

Nguồn tham khảo: Business of Animation