vietnamvfx-animation.vn là hub truyền thông chính thức của ngành công nghiệp VFX & Animation tại Việt Nam. Chúng tôi liên tục cập nhật những thông tin mới nhất, nóng hổi nhất và bổ ích về ngành VFX-Animation.

<We_can_help/>

What are you looking for?

>Tin tức về ngành >Cách mạng hình ảnh của Avatar 2

Cách mạng hình ảnh của Avatar 2

Avatar: The Way of Water là phim có khung hình tốc độ cao (HFR) tốt nhất hiện nay, mang lại cho người xem sự chân thực hơn trong các cảnh hành động so với tiêu chuẩn.

Cả 2 phần Avatar của đạo diễn James Cameron đều là các phim đại chế tác với nhiều công nghệ được áp dụng. Trong đó, cảnh quay hiệu ứng hình ảnh đặc biệt góp phần quan trọng trong việc tạo ra thế giới huyền ảo của hành tinh Pandora.

Đặc biệt, phần phim Avatar: The Way of Water được áp dụng nhiều công nghệ làm phim hiện đại. Đạo diễn James Cameron dùng các máy quay 8K, có thể ghi hình lập thể. Những hình ảnh biển cả được quay dưới nước và ghép chuyển động bằng mocap (motion capture).

Avatar: The Way of Water là phim có khung hình tốc độ cao (HFR) tốt nhất hiện nay, mang lại cho người xem sự chân thực hơn trong các cảnh hành động so với tiêu chuẩn. Ảnh: 20th Century.

Trong đó, một điểm nhấn đáng lưu ý đó là đạo diễn Cameron đã biến phần hậu truyện về hành tinh Pandora trở thành phim có khung hình tốc độ cao (HFR) tốt nhất hiện nay, mang lại cho người xem sự chân thực hơn trong các cảnh hành động so với tiêu chuẩn.

Canh bạc lớn của vị đạo diễn tài ba

Phim của James Cameron luôn vượt qua ranh giới của công nghệ làm phim và một trong cải cách lớn nhất mà Avatar: The Way of Water làm được là ứng dụng công nghệ tốc độ khung hình cao (HFR).

Cameron không phải là đạo diễn đầu tiên sử dụng HFR cho một bộ phim bom tấn lớn. Tuy nhiên, Screen Rant và Engadget đánh giá cách mà vị đạo diễn này sử dụng HFR trong phần hậu truyện của Avatar là tốt nhất và cho thấy tiềm năng thực sự khi kết hợp cùng máy quay 3D.

Cameron không phải là đạo diễn đầu tiên sử dụng HFR nhưng cách ông đưa nó vào trong phần hậu truyện của Avatar là tốt nhất và cho thấy tiềm năng thực sự khi kết hợp cùng máy quay 3D. Ảnh: 20th Century.

Hầu hết bộ phim hiện nay đều được quay ở tốc độ 24 khung hình/giây, tương ứng mỗi giây của cảnh quay về cơ bản bao gồm 24 hình ảnh tĩnh riêng biệt.

Tiêu chuẩn 24 khung hình/giây là sản phẩm của cách làm phim thời xưa trước khi xuất hiện những cảnh quay bằng kỹ thuật số.

Vào thời điểm đó, những bộ phim truyền hình rẻ tiền được quay trên video. Rẻ hơn và có tốc độ khung hình cao hơn, tạo ra mối liên hệ tiềm thức giữa tốc độ khung hình cao và truyền hình giá rẻ có tên Soap Opera Effect, vì làm cho mọi thứ trông hơi mờ hoặc bị nhòe.

Mối liên hệ tiềm thức giữa tốc độ khung hình cao và truyền hình giá rẻ có tên Soap Opera Effect, vì làm cho mọi thứ trông hơi mờ hoặc bị nhòe. Ảnh: TechARX.

Bất chấp sự liên kết không hay từ quá khứ, công nghệ HFR thực tế vẫn có tiềm năng to lớn trong khi đem vào những phim bom tấn kinh phí lớn như Avatar: The Way of Water.

Những cảnh quay như trong game

Tính năng Motion interpolation hay Motion smoothing (làm mượt hình ảnh) cùng HFR thường bị các nhà làm phim coi thường vì họ đã tính toán tốc độ khung hình/giây đáp ứng ý đồ của nội dung phim.

Tuy nhiên, trong giới làm game, HFR thực sự là một công nghệ rất được ưu chuộng. Vì cả lý do cạnh tranh, các nhà sản xuất luôn muốn hình ảnh và chuyển động trong game đạt tốc độ 60 khung hình/giây hoặc thậm chí là cao hơn nữa.

Trong giới làm game, HFR thực sự là một công nghệ rất được ưu chuộng. Ảnh: PS5.

Một trong những chỉ trích đối với Avatar: The Way of Water là phần lớn cảnh quay trông giống như một tựa game. Nhiều khả năng, cách áp dụng HFR của đạo diễn Cameron là lý do cho sự so sánh đó.

Không giống như một số phim sử dụng HFR trước đó như bộ 3 phim Hobbit hay Gemini Man của đạo diễn Lý An cùng ngôi sao Will Smith vẫn còn mang lại cảm giác hơi mờ hoặc bị nhòe, Avatar 2 với những cảnh quay hành động sử dụng CGI hoành tráng khiến người xem lập tức nghĩ đến khung cảnh tương tự với một tựa game có tốc độ 60 khung hình/giây.

Ngoài ra, một điểm độc đáo khác là thay vì sử dụng HFR xuyên suốt, đạo diễn Cameron chỉ đưa công nghệ này vào các phân cảnh hành động chính. Trong khi đó, các cảnh hội thoại chậm hơn xuất hiện như thể đang chạy ở tốc độ 24 khung hình/giây.

Các cảnh hội thoại chậm trong Avatar: The Way of Water vẫn xuất hiện như thể đang chạy ở tốc độ 24 khung hình/giây. Ảnh: 20th Century.

Thực tế, toàn bộ thời lượng Avatar: The Way of Water vẫn được ghi hình ở tốc độ 48 khung hình/giây. Để làm được điều này, những cảnh “tĩnh” hơn sẽ nhân đôi khung hình để đánh lừa bộ não của người xem, mang lại cảm giác chuyển đổi siêu thực sang tốc độ tiêu chuẩn.

Thành công lớn của James Cameron

Cách tiếp cận lúc nhanh lúc chậm của đạo diễn Cameron đối với HFR cũng là điều gây tranh cãi với giới phê bình và một số khán giả vẫn chưa quen với công nghệ này. Thực tế, đây là chiến lược mà vị đạo diễn này đã thảo luận trong nhiều năm.

Năm 2016, Cameron còn khẳng định rằng HFR chỉ là “một công cụ, chứ không phải định dạng hay tiêu chuẩn nào”.

Tất cả trải nghiệm xem phim đều mang tính chủ quan, nhưng đạo diễn Cameron hoàn toàn có lý do để sử dụng HFR theo cách mà ông đã làm trong Avatar: The Way of Water. Sự đánh đổi đáng kể nhất chính hình ảnh của bộ phim đã được nâng tầm đáng kể.

HFR đã nâng tầm phần nhìn của Avatar: The Way of Water. Ảnh: 20th Century.

Đã có nhiều bộ phim nổi tiếng được sản xuất dưới định dạng 3D trong những năm qua nhưng công nghệ này đôi khi vẫn còn hạn chế đối với những gì trông đẹp mắt trên màn ảnh.

Kính 3D lọc ánh sáng, vì vậy phim sản xuất cho định dạng này cần phải cực sáng và có độ tương phản cao để không bị quá mờ. Tuy nhiên, đây là vấn đề đặc biệt đối với công nghệ CGI cỡ lớn vốn có thể gặp khó khăn để trông đẹp mắt trong điều kiện quá sáng.

Ngoài ra, những cảnh hành động với nhịp độ dồn dập khiến việc di chuyển camera nhanh không hoạt động tốt ở chế độ 3D do mức độ nhòe chuyển động liên quan đến tốc độ 24 khung hình/giây.

Đây cũng là lúc mà công nghệ HFR “lên tiếng”. Sử dụng tốc độ 48 khung hình/giây khắc phục nhiều vấn đề trong số này bằng cách tăng độ rõ nét và mượt mà của chuyển động trong điều kiện tối và gay cấn hơn.

Tốc độ khung hình cao khắc phục những điểm yếu của kính 3D, mang lại cảm giác xem phim chân thực hơn cho khán giả. Ảnh: 20th Century.

Điều này mang lại cho James Cameron công cụ cần thiết để tạo ra những tuyệt phẩm góc nhìn thứ 3 sống động hơn nhiều cho khán giả tại rạp.

HFR giống như bất kỳ công nghệ nào khác, luôn cần được cải tiến hoặc triển khai tốt hơn và khán giả cũng có thể mất chút thời gian để làm quen với nó.

Trừ khi có một bước đột phá lớn khác trong công nghệ phim 3D để giảm mờ chuyển động, sử dụng HFR sẽ là cách tốt nhất để góc nhìn từ chiếc kính trông đẹp hơn.

Lựa chọn xen kẽ giữa 24 khung hình/giây và 48 khung hình/giây của Cameron cũng là cách tốt nhất để áp dụng HFR cho một bộ phim bom tấn, ít nhất là với công nghệ làm phim hiện tại.

Nguồn bài viết: Zingnews