vietnamvfx-animation.vn là hub truyền thông chính thức của ngành công nghiệp VFX & Animation tại Việt Nam. Chúng tôi liên tục cập nhật những thông tin mới nhất, nóng hổi nhất và bổ ích về ngành VFX-Animation.

<We_can_help/>

What are you looking for?

>Tin tức về ngành >Chi phí sản xuất VFX và những điều bạn cần biết
chi-phi-san-xuat-vfx-thumb

Chi phí sản xuất VFX và những điều bạn cần biết

Đằng sau khung cảnh hoành tráng trong Avatar hay bất kỳ bom tấn điện ảnh nào đều là những con số “không tưởng” về chi phí VFX. Đó có thể là hàng nghìn đô cho mỗi phút hay thậm chí hàng trăm triệu đô được chi ra chỉ dành riêng cho Kỹ xảo hình ảnh. Trong bài viết này, hãy cùng đi tìm đáp án cho câu hỏi vì sao ngân sách VFX lại khổng lồ đến thế.

Ngành công nghiệp Kỹ xảo điện ảnh toàn cầu đang được định giá hàng tỷ đô la cũng như không ngừng tăng trưởng và vươn tới những con số đáng mơ ước. Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa rằng chi phí dành cho dịch vụ VFX cũng ngày càng tăng lên. Đặc biệt, sự phát triển nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo đã định hình lại quy trình sản xuất VFX và tác động không nhỏ đến chi phí hiệu ứng hình ảnh dành cho mỗi cảnh quay.

1-chi-phi-san-xuat-vfx

Ảnh: befores & afters

Chi tiêu dành cho Kỹ xảo hình ảnh là bao nhiêu?

Dưới đây là bảng giá điển hình phải bỏ ra để thực hiện VFX:

  • Các phân cảnh VFX đơn giản, chẳng hạn như Compositing cơ bản hoặc Color Grading: 30 USD – 50 USD/giờ 
  • Dự án phim ngắn, phim độc lập: 5.000 USD- 50.000 USD/dự án
  • Dựng 3D (3D Modelling) và sáng tạo asset (Asset Creation): 300 USD – 2.000 USD/dự án 
  • Simulation và Animation cho dự án phức tạp: 2.000 USD – 5000 USD/phút
  • Phân cảnh VFX cho các cảnh quay live-action quy mô lớn: 10.000 USD – 50.000 USD/ngày

Ngân sách VFX cho các dự án đơn giản và quy mô nhỏ

Một cảnh quay VFX đơn giản, chẳng hạn như bổ sung một số yếu tố cơ bản do máy tính tạo ra vào những phân đoạn live-action hoặc thêm một vài khung hình có thể tiêu tốn khoảng vài trăm đô la. Mặt khác, nếu đó là trình tự đòi hỏi số lượng lớn hình ảnh do máy tính tạo ra với các mô phỏng phức tạp và kỹ thuật tiên tiến thì hoàn toàn có khả năng phải sử dụng đến hàng triệu đô la. 

Với những dự án quy mô nhỏ hơn như video quảng cáo 30 giây, có thể cần từ 1.500 USD 2.500 USD để thực hiện. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ có sử dụng những dữ liệu stock miễn phí và các thuyết minh đơn giản thì chi phí để làm ra quảng cáo này chỉ tốn dưới 1.000 USD.

2-chi-phi-san-xuat-vfx

Ảnh: Filmlifestyle

Đối với những dự án phim độc lập kinh phí thấp, chi phí để thực hiện có thể rơi vào khoảng 5.000 USD đến 25.000 USD, bao gồm ngân sách dành cho các hiệu ứng đặc biệt.

Ngoài ra, chi phí VFX còn phụ thuộc vào một số yếu tố như:

  • Số lượng Artist tham gia
  • Số lượng shot VFX
  • Mức độ chi tiết 
  • Thời hạn dự án 

Để cho ra đời cảnh quay 3D VFX chất lượng cao, bạn nên đầu tư từ 2.000 USD – 5.000 USD/phút. Bên cạnh đó, hãy lên kế hoạch phân bổ từ hai hoặc năm lần ngân sách sản xuất của bạn để dành cho những chi phí liên quan đến Kỹ xảo hình ảnh và tiền lương các Artist.

Trên thực tế, bạn cần ghi nhớ rằng để tạo ra một phút VFX thì phải tiêu tốn khoảng một giờ làm việc. Do đó, việc thuê một công ty VFX chuyên nghiệp sẽ “ngốn” đâu đó của bạn 5.000 USD/giờ.

Ngân sách VFX dành cho dự án bom tấn 

Ngân sách trung bình dành cho VFX trong các dự án Hollywood rơi vào khoảng 65 triệu USD, đòi hỏi mức độ VFX chuyên sâu và phức tạp. Thậm chí, một số tác phẩm bom tấn còn vượt qua con số này gấp nhiều lần.

Chi phí Kỹ xảo hình ảnh cho “Alice ở xứ sở thần tiên” đã tăng một cách đáng kinh ngạc, lên tới 46.000 USD cho mỗi cảnh quay VFX, bộ phim có tối thiểu 1.700 phân cảnh VFX, vậy bạn cứ thế mà tính toán tổng số tiền nhà sản xuất phải chi trả để có được những thước phim lộng lẫy như thế.

Hay siêu phẩm “Avatar: The Way of Water” (Avatar: Dòng chảy của nước) sở hữu hơn 4.000 cảnh VFX và 3.289 shot VFX cho phần phim cuối cùng, tất cả đã tiêu tốn hơn 250 triệu USD chỉ tính riêng chi phí dành cho Kỹ xảo hình ảnh.

3-chi-phi-san-xuat-vfx

Ảnh: ActionVFX

Hầu hết các tác phẩm bom tấn chứa đựng nhiều phân cảnh VFX hoành tráng đều tiêu tốn hàng chục triệu đô la hoặc hơn như thế và một phần đáng kể trong đó được dành riêng cho VFX.

Bên cạnh đó, một số yếu tố khác cũng có thể ảnh hưởng đến chi phí như vị trí tọa lạc của studio VFX, kinh nghiệm, trình độ của các VFX Artist cũng như mức độ phức tạp của các yếu tố liên quan để hoàn thành dự án. VFX trải dài từ những phân cảnh vô cùng đơn giản đến các hiệu ứng phức tạp, đòi hỏi hàm lượng kỹ thuật lớn, do đó chi phí cũng vì thế mà thay đổi tương ứng. 

AI và VFX

Hiện nay, những thành tựu của AI đang được ứng dụng nhằm thay đổi và cải tiến chất lượng quy trình sản xuất VFX. Điều này không chỉ hỗ trợ nâng cao quá trình tổng thể mà còn có thể giúp chuyển đổi các nhiệm vụ liên quan đến hệ thống đồ họa từ khâu post-production (hậu kỳ) sang giai đoạn pre-production (tiền kỳ), cho phép tạo hiệu ứng theo thời gian thực. Đây chỉ là một trong số ít góc nhìn cho thấy cách mà AI đang ảnh hưởng đến ngành công nghiệp VFX toàn cầu.

Công cụ AI cho phép xóa bất kỳ đối tượng nào chỉ bằng vài nét vẽ

Hơn nữa, những thuật toán học máy được đào tạo để nhận dạng và phân loại đối tượng trong một phân cảnh, giúp quá trình thực hiện VFX có thể thúc đẩy nhanh hơn, Điều này còn góp phần làm giảm đáng kể chi phí sản xuất bên cạnh thuê ngoài một nhóm VFX chuyên dụng khác.

Số tiền chi trả cho một đội nhóm sản xuất VFX 

Chi phí của một nhóm VFX sẽ phụ thuộc vào quy mô, mức độ phức tạp và thời lượng của mỗi dự án cũng như kinh nghiệm, năng lực chuyên môn của các thành viên trong nhóm.

Visual Artist 

  • Nhóm VFX nhỏ sẽ bao gồm vài nghệ sĩ làm việc trong một dự án, mỗi Artist có thể tiêu tốn khoảng 50 USD – 100 USD/giờ. 
  • Nhóm quy mô trung bình thì có thể mất khoảng 150 USD – 250 USD/người/giờ.
  • Nhóm quy mô lớn với đội ngũ Arist đông đảo, giàu kinh nghiệm thì chi phí ước tính khoảng 300 USD – 1.500 USD/người/giờ.

Chi phí cho đội nhóm sản xuất VFX

Khi làm việc trong các dự án phim lớn, bạn cần sở hữu một đội nhóm lớn để thực hiện các cảnh quay VFX, bao gồm Giám đốc hình ảnh, quay phim/nhà làm phim, người vận hành Drone, kỹ sư âm thanh, chuyên gia về ánh sáng, người vận hành máy ảnh và người sắp xếp các dữ liệu VFX.

4-chi-phi-san-xuat-vfx

Ảnh: Studiobinder

Ngân sách dành cho từng vai trò kể trên dao động từ 200 USD đến 1.500 USD. Toàn bộ đội nhóm này có thể tiêu tốn của nhà sản xuất mức chi phí từ 10.000 USD – 15.000 USD mỗi ngày, tùy thuộc vào quy mô VFX cũng như số lượng cảnh quay live-action:

  • Ghi lại phân cảnh live-action
  • Scan 3D các vật thể, nhân vật
  • Sử dụng Motion Capture 

Chi phí cho nhóm Animation 

Một nhóm Animation tự do có mức giá trong khoảng 100 USD – 3.000 USD/phút. Với những công ty hoạt hình nhỏ thì chi phí có thể dao động từ 3.000 – 7.000 USD/phút, trong khi đó con số này là 8.000 USD – 25.000 USD/phút đối với các studio lớn. Một studio Animation lớn sẽ đảm nhận nhiều trọng trách như Scriptwriting, Storyboarding, Illustration, tạo mô hình 3D, Rigging, Animation, Rendering và hiệu ứng âm thanh. Đây là lý do tại sao chi phí dành cho nhóm sản xuất Animation thường rất cao.

5-chi-phi-san-xuat-vfx

Ảnh: VFXvoice

Animation và Simulation bao gồm:

  • Diễn hoạt 3D nhân vật và vật thể
  • Tạo mô phỏng thực tế về vật lý và các hiện tượng tự nhiên như lửa, nước, khói, v.v
  • Thêm hiệu ứng Particle Effect và mô phỏng động lực học (Dynamic Simulation)

Chi phí cơ sở vật chất

Các đội nhóm VFX thường yêu cầu cơ sở vật chất chuyên dụng được trang bị đầy đủ cả phần mềm và phần cứng cao cấp để có thể đáp ứng mục tiêu tạo ra các Kỹ xảo hình ảnh cần thiết. Chi phí dành cho những thiết bị này có thể bao gồm chi phí cho thuê, tiện ích liên quan và phí bảo trì.

Tùy thuộc vào vị trí mà số tiền cần phải trả cho cơ sở vật chất là khác nhau. Đối với những tác phẩm điện ảnh có sự tham gia thực hiện của hơn 15 nhân sự, chi phí dành cho phần cơ sở vật chất có thể ở mức 1.000 USD – 4.000 USD/ngày.

Ngoài ra, hầu hết studio VFX hiện nay vẫn áp dụng chính sách ưu đãi dành cho những dự án quy mô lớn hoặc những cảnh quay có tính chất tương tự nhau. Chẳng hạn như một loạt phân cảnh sử dụng cùng một mô hình 3D hoặc Compositing.

Chi phí cho CGI và VFX

Đây là hai yếu tố thường được sử dụng trong giai đoạn hậu kỳ giúp cho phim và video trở nên đẹp đẽ và bắt mắt hơn. Điều quan trọng cần lưu ý ở đây là sự khác biệt giữa CGI và VFX. 

CGI là cụm từ viết tắt của Computer Generated Imagery (Công nghệ mô phỏng hình ảnh bằng máy tính) nhằm ám chỉ những cảnh quay được tạo ra hoàn toàn bằng phần mềm máy tính. Chi phí dành cho CGI tùy thuộc vào mức độ phức tạp của đồ họa, sự chi tiết hay năng lực chuyên môn, số năm kinh nghiệm của các Artist tham gia vào dự án. Theo đó, ngân sách dành cho CGI thường dao động từ 1.000 USD – 1.500 USD/phút.

6-chi-phi-san-xuat-vfx

Ảnh: Backstage

VFX viết tắt cho Visual Effects (Kỹ xảo hình ảnh), thường đề cập đến việc nâng cao chất lượng các cảnh quay thực tế bằng việc bổ sung các yếu tố “không thực”. Ngân sách đầu tư cho VFX cũng tương tự CGI, tùy thuộc vào sự phức tạp của những hiệu ứng, yêu cầu trong từng phân cảnh hay mức độ chi tiết. Các hiệu ứng hình ảnh đòi hỏi chất lượng cao có thể được quay riêng biệt và trải qua nhiều công đoạn xử lý tiếp theo. Do đó, mức giá dành cho VFX thường đắt hơn CGI, rơi vào khoảng 2.000 USD – 5.000 USD/phút.

Cách giảm thiểu chi phí VFX  

Lên kế hoạch chi tiết

  • Thực hiện phác thảo concept nghệ thuật và hệ thống ý tưởng
  • Tạo bảng storyboard chi tiết để kiểm soát những phân cảnh cần sử dụng VFX
  • Sử dụng phân tích kịch bản (Script Analysis) và việc lập kế hoạch để tích hợp VFX và CGI
  • Ứng dụng trí tuệ nhân tạo để kết xuất, mô phỏng và diễn hoạt
  • Đảm bảo các phân cảnh được chiếu sáng đầy đủ và có khung thích hợp để giảm thiểu chi phí ở công đoạn hậu kỳ.

Đầu tư vào cảnh quay chất lượng cao

  • Thực hiện các phân cảnh chất lượng cao bằng máy ảnh có độ phân giải cao, ánh sáng phù hợp để tiết kiệm ngân sách hậu kỳ
  • Sử dụng những cảnh quay thô có sẵn chất lượng cao, tốt nhất là phiên bản RAW với nhiều chi tiết vẫn được bảo toàn.

Lựa chọn đúng loại VFX

  • Sử dụng các hiệu ứng có sẵn ở thực tế hoặc hiệu ứng trong camera bất cứ khi nào có thể để giảm nhu cầu xử lý ở khâu hậu kỳ
  • Sử dụng những yếu tố VFX có sẵn để tiết kiệm thời gian và chi phí.

Giảm thiểu chi phí VFX với sự trợ giúp của ActionVFX

Sử dụng vật liệu VFX có sẵn luôn là lựa chọn tuyệt vời giúp nhà sản xuất tiết kiệm số tiền bỏ ra dành cho Kỹ xảo hình ảnh. ActionVFX hiện cung cấp các yếu tố hiệu ứng hình ảnh được tạo sẵn, có thể dễ dàng tích hợp vào một dự án.

Một phân cảnh Compositing sử dụng chất liệu sẵn có

Một số lợi ích khi sử dụng kho stock VFX:

  • Vật liệu VFX sẵn có, đỡ tốn kém hơn so với làm mới hoàn toàn
  • Sử dụng stock VFX, giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc, thích hợp với các dự án có nguồn ngân sách hạn chế
  • Dễ dàng tùy chỉnh dựa vào nhu cầu thực tế của từng dự án
  • Có thể tái sử dụng cùng một vật liệu VFX cho nhiều khía cạnh hay những sản phẩm khác nhau.

Nguồn tham khảo: ActionVFX

Diệu Ngô