vietnamvfx-animation.vn là hub truyền thông chính thức của ngành công nghiệp VFX & Animation tại Việt Nam. Chúng tôi liên tục cập nhật những thông tin mới nhất, nóng hổi nhất và bổ ích về ngành VFX-Animation.

<We_can_help/>

What are you looking for?

>Tin tức về ngành >The Ballad of Songbirds & Snakes: Giữ vững phong độ của thương hiệu phim tỷ đô với hiệu ứng hình ảnh mãn nhãn
thumbnail-the-ballad-of-songbirds-snakes

The Ballad of Songbirds & Snakes: Giữ vững phong độ của thương hiệu phim tỷ đô với hiệu ứng hình ảnh mãn nhãn

Đối với người hâm mộ của The Hunger Games, câu chuyện về quá khứ của kẻ phản diện độc ác bậc nhất này chắc chắn sẽ mang đến nhiều điều thú vị. Bên cạnh diễn xuất của dàn sao đình đám, hiệu ứng hình ảnh cũng là một trong những yếu tố góp phần tạo nên thành công cho bộ phim. Cầm trịch kỹ xảo điện ảnh của tác phẩm không ai khác chính là VFX Supervisor Adrian de Wet.

Nguồn ảnh: animationmagazine.net

“The Hunger Game: The Ballad of Songbirds & Snake” là bộ phim khoa học viễn tưởng dựa trên tiểu thuyết cùng tên của tác giả Suzanne Collins xuất bản năm 2020, được đạo diễn Francis Lawrence cùng với hai biên kịch Michael Lesslie và Michael Arndt hợp tác chuyển thể lên màn ảnh rộng.

Series The Hunger Games luôn phản ánh việc sử dụng phương tiện truyền thông và sự truyền bá của xã hội về việc chấp nhận cái chết như một hình phạt, đặc biệt là cách những người giàu có tận hưởng thông qua cái chết được dàn dựng cho người nghèo. Chủ đề này tạo ra tiếng vang khó chịu trong thế giới đương đại, phản ánh cuộc đấu tranh với “chủ nghĩa giật gân” trên phương tiện truyền thông và sự phân chia giai cấp.

“The Hunger Games: The Ballad of Songbirds & Snakes” đánh dấu sự trở lại của một trong những thương hiệu phim nổi tiếng nhất thế giới sau 8 năm vắng bóng. Kịch bản lần này xoay quanh nhân vật chính Coriolanus Snow, người sau này trở thành Tổng thống Snow – nhân vật phản diện chính của thương hiệu phim. Bối cảnh là thời kỳ đen tối của Panem sau chiến tranh và những người điều hành thủ đô tìm cách để trừng phạt các quận lân cận qua trò chơi đấu trường sinh tử.

Nguồn ảnh: IMDb

Đối với người hâm mộ của The Hunger Games, câu chuyện về quá khứ của kẻ phản diện độc ác bậc nhất này chắc chắn sẽ mang đến nhiều điều thú vị. Bên cạnh diễn xuất của dàn sao đình đám, hiệu ứng hình ảnh cũng là một trong những yếu tố góp phần tạo nên thành công cho bộ phim. Cầm trịch kỹ xảo điện ảnh của tác phẩm không ai khác chính là VFX Supervisor Adrian de Wet.

Trong hơn một năm, Adrian de Wet đã hợp tác với nhà sản xuất VFX Eve Fizzinoglia đr tạo ra 1.400 cảnh quay quan trọng nhằm tái chân thực nhất bối cảnh các thành phố Châu Âu sau Thế chiến thứ hai.

Nguồn ảnh: animationmagazine.net

Những bối cảnh được lấy cảm hứng từ hiện thực

Một điều khá thú vị mà ông Adrian de Wet phát hiện ra trong quá trình nghiên cứu xây dựng bối cảnh cho bộ phim đó là: “Trước khi Berlin bị san phẳng ở cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, các công trình của thành phố này phát triển tự nhiên mà không cần nhìn vào bức tranh đô thị tổng thể. Thế nhưng sau đó, khi Berlin chỉ còn là đống tro tàn, dường như các kiến trúc sư và nhà quy hoạch đã nhân cơ hội đệ sắp đặt lại bố cục cho thành phố. Vì vậy, chúng tôi đã cài cắm những chi tiết thiết kế đối xứng trong kiến trúc, giúp người xem cảm nhận được quang cảnh suy tàn của Panem, dưới sự cai trị của một chế độ độc tài.

Đấu trường sinh tử – nơi diễn ra các trận chiến gay cấn cũng được Adrian de Wet đầu tư rất nhiều thời gian hậu kỳ. Trong khi phần kiến trúc bên ngoài được ông lấy cảm hứng từ sân vận động Olympic Berlin thì các chi tiết nội thất bên trọng lại lấy tinh thần từ Hội trường Centennial Hall – Wrocław – Ba Lan.

De Wet cho biết: “Centennial Hall được xây dựng vào năm 1913. Kỳ quan kiến trúc này sở hữu một mái vòm khổng lồ với các hàng ghế chạy dọc theo phong cách Art Deco tuyệt đẹp. Chúng tôi muốn nó trông phải hoàn toàn nguyên sơ, giống như khi chưa bị phá huỷ, vì vậy mà dù toàn bộ cảnh quay được thực hiện ở địa điểm thật nhưng những gì các bạn nhìn thấy trên màn ảnh đều đã được thay thế bằng CG.”

Trong phim, khán giả cũng nhiều phen hú hồn vì sự xuất hiện của những con rắn độc. Ông De Wer cho biết: “Việc mô phỏng những con rắn cũng là thử thách khó nhằn. Chúng tôi đã làm đi làm lại rất nhiều lần với mong muốn vừa giữ được hình dáng nguyên bản của chúng, nhưng vẫn phải có điểm đặc biệt là bộ vảy óng ánh. Một vật thể bất kỳ chỉ có thể lấp lánh khi nhận đủ nguồn sáng, đằng này chúng tôi buộc phải khiến con rắn phát sáng kể cả trong bóng tối. Rất khó để tạo ra được sự hợp lý đó, nhưng nó lại là yếu tố khiến bộ phim thú vị hơn.”

Nhằm giúp sự tương tác giữa diễn viên và những con rắn trở nên sinh động hơn, kỹ thuật mô phỏng vải là thứ đáng lưu tâm hơn cả: “Để làm cho những con rắn trông giống như đang bò trên áo sơ mi của ai đó, bạn cần khiến các nếp vải bị nén, giãn, xù, và xoắn, mọi chi tiết nhỏ đều thể hiện sự nỗ lực rất lớn từ đội ngũ VFX.” Ông De Wer nói.

Nguồn ảnh: animationmagazine.net

“Các loài chim đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng thế giới của phần tiền truyện. Tôi luôn nhạy cảm với cách các loài chim hoạt động vì bất cứ điều gì bạn nghĩ chim nên làm, chúng sẽ không bao giờ làm điều đó!” de Wet nói và cười. “Chúng tôi tìm hiểu khá nhiều về Jabberjays – loài chim xuất hiện nhiều nhất. Trong phim, tiến sĩ Gaul đã tìm ra cách sử dụng chúng làm thiết bị nghe và thuật lại. Chúng tôi đã để Jabberjays bị đóng băng khi chúng đang lắng nghe, và khi thuật lại, chúng tôi cho chúng chuyển động, vì chim có những cử chỉ rất sống động, ngắt quãng và liên tục.”

Những chiếc máy bay không người lái trong bộ phim được lấy cảm hứng từ các tác phẩm cổ  điển của Art Deco Steampunk, và được VFX Producer Uli Hanisch thiết kế với màu đồng thau ấm áp: “Chúng tôi lấy thiết kế của anh ấy và tạo ra phiên bản kỹ thuật số của nó, đồng thời gắn động cơ khiến các cánh quạt di chuyển xung quanh. Một trong những yếu tố quan trọng là bụi bay lên khỏi sàn vì nếu không có nó, bạn có thể không chú ý đến máy bay không người lái.” 

De Wet dành lời khen ngợi không ngớt cho đội ngũ VFX của mình: “Nhà sản xuất hiệu ứng hình ảnh của tôi – Eve Fizzinoglia, là người đóng vai trò quan trọng trong việc khi cô ấy đưa ra những quyết định kỳ diệu về sản xuất hiệu ứng hình ảnh.”

Nguồn ảnh: animationmagazine.net

Thách thức lớn nhất của bộ phim

Các chuyên gia cho rằng, thách thức lớn nhất của bộ phim này là việc tạo ra những con rắn bằng CG: “Không chỉ phải tạo ra hình dáng con rắn, chúng tôi còn phải tạo ra môi trường tương thích với từng chuyển động của nó, ví dụ như đá vụn, sỏi, và bụi ở những nơi rắn đi qua, hay các lớp vải nhăn nhúm mỗi lần chúng trườn trên áo quần các nhân vật.

De Wet cho biết, có thể tìm thấy một điểm chung trong mỗi phần của loạt phim: “Điều tôi học được trong 10 năm làm phim The Hunger Games với Francis là thành công nằm ở việc lồng ghép các yếu tố hiện thực một cách hợp lý vào phim ảnh.

Chúng tôi đã tạo và sao chép các mặt tiền hiện có, thêm lớp gỉ bị chiến tranh tàn phá, chèn các tòa nhà vào nền được xây dựng một phần bằng giàn giáo và bố cục đối xứng. Đó luôn là nền tảng trong cách chúng tôi thực hiện The Capitol trong những bộ phim này.”

Nguồn tham khảo: Animationmagazine.net

Giang Hoàng